Đà Lạt
Lịch sử hình thành
Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó đoạn từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước. Tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát. Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang. Nhưng sau khi Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.
Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Đến nay, Đà Lạt ngày nay là một thành phố đông dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện...; một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.
Tham quan
1. Thác Datanla
Thác Datanla cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 5km. Đến đây, ngoài ngắm thác, vui chơi với các dịch vụ du lịch mạo hiểm tại đây, bạn còn được lắng nghe tiếng chim hót, tiếng reo trong ngần ngàn thông.
Datanla chào đón du khách với 7 tầng thác hùng vĩ. Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn núi đá hoa cương rồi dội xuống những phiến đá lớn tung bọt trắng xóa, ẩn hiện cầu vồng bảy sắc thật ngoạn mục. Chuyện xưa kể rằng thác được che phủ bởi nhiều tầng cây lá, dòng nước trong xanh, mát lành nên các nàng tiên thường xuống tắm.
2. Thác Liêng Rơwoa (Thác Voi)
Từ Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng tây nam, qua Thác Cam Ly, qua Xã Tà Nung về tới thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà với khoảng cách khoảng 25km là Thác Liêng Rơwoa.
Đây là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m nước đổ trắng xoá và bụi nước bay mù mịt cả một vùng.
Thác nước gắn liền với sự tích về mối tình thủy chung, bi tráng này đã được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn núi đá hoa cương trông thật ngoạn mục, nhất là khi ánh nắng rực rỡ chiếu rọi xuống thác làm bừng lên cầu vồng bảy sắc.
3. Vườn hoa Đà Lạt - Bộ sưu tập các loài hoa
Khi đặt chân lên Đà Lạt, nằm trên cao nguyên Langbian, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên, thác đổ ào ào, suối tuôn róc rách và đặc biệt là các loài hoa. Không nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều hoa như Đà Lạt: từ hoa rừng nhiệt đới tới các loài hoa của Phương Đông, Phương Tây.
Nằm ở cuối hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố 2km. Ngày xưa, đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã được nâng cấp lên thành công viên hoa Thành phố Đà Lạt. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày "bộ sưu tập" về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt với hàng trăm giống hoa khác nhau. Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay như các loại cúc, hồng, đồng tiền, đỗ quyên, trà mi...
4. Thác Prenn
Từ Thành phố Hồ Chí Minh theo đường 20 lên Đà Lạt phải qua đèo Prenn dài 10 km. Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, là một thác nước êm dịu và duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa và đồi thông.
Ngoài ra, thác Prenn còn có một món đặc sản nổi tiếng là món cháo cá lóc. Cá được róc bỏ xương, ăn với mù tạt tạo cho du khách một cảm giác khó quên.
5. Xe lửa phố núi Đà Lạt
Một nhà Ga vốn được đánh giá là đẹp nhất Đông Dương. Cùng với ga Hải Phòng, ga hỏa xa Đà Lạt được xem là cổ kính nhất Việt Nam hiện nay; là nhà ga cao nhất Việt Nam (tọa lạc trên độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa.
6. Khu du lịch: Trần Lê Gia Trang
Khu du lịch văn hóa - nghệ thuật này được khởi công xây dựng từ năm 2006 từ một vùng đồi hoang sơ thành cảnh quan thật tuyệt mỹ. Toàn bộ khu du lịch được kiến tạo trong diện tích khoảng trên 40hécta, với nhiều hạng mục công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa truyền thống, nhiều ý tưởng độc đáo như: suối Thanh Lương và Dân Sinh, thác Bảy tầng, thác Tam Bảo, hồ Định An, nhà Thủy tạ, Vọng Nguyệt lầu, Nghinh Phong cát, cùng nhiều công trình nghệ thuật khác. Từ núi Voi hùng vĩ, những mạch nước ngầm âm thầm hội tụ thành dòng suối Thanh Lương đổ xuống thác Bảy tầng như một nhạc khúc nghìn năm bất tận, làm nao lòng thi nhân mặc khách khi đến vãn cảnh chốn này.
7. Khu du lịch rừng Madagui
Khu du lịch rừng Madagui rộng 588ha, trực thuộc Khách sạn Quê Hương thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), toạ lạc ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 152km, cách Đà Lạt 148km.
Là điểm dừng chân lý tưởng trên tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt, khu du lịch có khí hậu trong lành; cảnh quan thiên nhiên nhiên nên thơ, hùng vĩ với rừng, núi, sông, suối; thảm thực vật, động vật phong phú; hệ thống hang động liên hoàn, thơ mộng, lãng mạn và kỳ bí.
8. LangBian - Vẻ đẹp hoang sơ
Núi Lang Biang nằm về hướng bắc, cách thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Lang Biang là tên gọi phổ biến nhất mà mọi người dùng để chỉ hai ngọn núi hùng vĩ với độ cao 2.167m và 2.064m so với mặt biển.
9. Khu du lịch ĐamB'ri
Khu du lịch thác Damb’ri (Đam Bri) cách thị xã Bảo Lộc 16 km về phía Tây Bắc. Thác nước Damb’ri là có chiều cao 57m, mặt thác rộng gần 30m. Đây là thác nước cao nhất ở Lâm Đồng.
10. Khu du lịch sinh thái Thác Pongour
Trên đường Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh, cách Đà Lạt 40km, đến cây số 260, rẽ phải đi tiếp 6km sẽ đến Khu du lịch sinh thái Pongour (Pông Gua). Khu du lịch sinh thái thác Pongour, rộng 162ha, nằm trên dòng sông Đa Nhim thuộc hai xã Tân Thành và Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Thác Pongour rộng khoảng 120m, cao 30m, là thác nước hùng vĩ nhất ở Lâm Đồng. Vào mùa mưa, khối nước khổng lồ tuôn từ tầng này xuống tầng khác, tạo ra những tiếng vang rất xa, màn sương khói huyền ảo, rồi chảy vào một hồ nước.
Ngoài thác Pongour, trong Khu du lịch sinh thái thác Pongour còn có bảo tháp, nhà Bảo Đại, bến thuyền, làng nghề dệt may thổ cẩm, thảm én,…
11. Thiền viện Trúc Lâm
Ngôi chùa nằm im lìm trên một sườn đồi thoai thoải, bên dưới là hồ nước trong xanh mênh mông, xung quanh là những tán thông già ngày đêm reo vi vu, đồi núi chập chùng… Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) đã làm đắm lòng không ít du khách. Tọa lạc trên đồi Phụng Hoàng, thiền viện Trúc Lâm được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng thông xanh trải dài trên những sườn đồi thoai thoải, bên dưới phía trước là hồ Tuyền Lâm trong xanh cách thành phố Đà Lạt chừng 7km.
12. Thác Bobla
Thác Bobla (Bô Bla, Bồ Bla) thuộc xã Liên Đầm, huyện Di Linh nên còn gọi là thác Liên Đầm. Khu du lịch thác Bobla cách thị trấn Di Linh khoảng 6km, ngay sát quốc lộ 20.
13. Thung lũng Tình Yêu
Thung lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện (xây năm 1972) quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành một hồ nước (hồ Đa Thiện) trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d'Amour (Thung lũng tình yêu) sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình đến năm 1953 lấy tên lại là Thung lũng Tình yêu.
Ẩm thực
Những món ngon ở Đà Lạt
Nem nướng bà Hùng, bánh tráng nướng, dâu tây kem... là những món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến thăm thành phố ngàn hoa.
1. Nem nướng
Không giống món nem chua rán của người Hà Nội, nem nướng ở Đà Lạt đa dạng với nhiều thành phần như nem, bánh tráng, rau, đồ chua, nước chấm...
Thành phần chính của món ăn là nem, được làm từ thịt heo tươi, vừa mới mổ xong. Thịt heo được rửa sạch, xay nhuyễn rồi nêm gia vị vừa ăn, vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng. Nem nướng Đà Lạt được ăn như món gỏi cuốn của người Sài Gòn, dùng một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát, khế, đồ chua, lát nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn tròn lại chấm vào nước chấm và thưởng thức.
2. Bánh tráng nướng
Đây là món ăn chơi nổi tiếng, được bán nhiều trên các con phố ở Đà Lạt. Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo. Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt.
Người bán thường cho vào một ít tương ớt để chiếc bánh được thơm ngon hơn. Trong những buổi tối trời hơi se lạnh, vừa đi dạo phố cùng bạn bè, vừa nhâm nhi chiếc bánh tráng nướng thơm mùi hành phi, vị cay nồng của ớt thì còn gì tuyệt hơn.
3. Dâu tây kem
Đây là một món ăn rất độc đáo của thành phố ngàn hoa này. Chỉ đơn giản với dâu tây, kem cùng ít si rô dâu, đậu phộng... nhưng hương vị thơm ngon, lạ miệng của món ăn đủ làm hài lòng những du khách khi ghé đến ăn ở đây.
4. Bánh căn
Trong cái khí trời lành lạnh của Đà Lạt, được ngồi bên bếp lửa ấm nồng và thưởng thức những chiếc bánh căn nóng hổi thì không còn gì hạnh phúc bằng. Những chiếc bánh có màu vàng hấp dẫn với rất nhiều loại nhân như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm... mỗi loại nhân mang đến cho người ăn cảm giác ngon miệng khác nhau.
Nước chấm có màu đỏ tươi, được pha hơi sánh và có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng. Ăn kèm là các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh thái thành sợi nhỏ.
5. Bánh ướt lòng gà
Không ăn với chả, nem như món bánh ướt truyền thống của người miền Trung, món bánh ướt ở Đà Lạt được ăn kèm với thịt gà, lòng gà rất ngon và lạ miệng. Nếu có dịp đến thăm thành phố ngàn hoa, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn ngon miệng này.
Ngoài những món ăn kể trên, ở đây còn nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như bánh canh Xuân An trên đường Nhà Chung, bánh bèo Phan Đình Phùng, bún bò Ánh Sáng cạnh bờ hồ Xuân Hương.... Nếu đi chợ đêm Đà Lạt, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn chơi như bắp nướng, khoai lang nướng và uống sữa đậu nành nóng trong cái tiết trời lành lạnh của thành phố ngàn hoa.
Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó đoạn từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước. Tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát. Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang. Nhưng sau khi Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.
Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Đến nay, Đà Lạt ngày nay là một thành phố đông dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện...; một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.
Tham quan
1. Thác Datanla
Thác Datanla cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 5km. Đến đây, ngoài ngắm thác, vui chơi với các dịch vụ du lịch mạo hiểm tại đây, bạn còn được lắng nghe tiếng chim hót, tiếng reo trong ngần ngàn thông.
Datanla chào đón du khách với 7 tầng thác hùng vĩ. Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn núi đá hoa cương rồi dội xuống những phiến đá lớn tung bọt trắng xóa, ẩn hiện cầu vồng bảy sắc thật ngoạn mục. Chuyện xưa kể rằng thác được che phủ bởi nhiều tầng cây lá, dòng nước trong xanh, mát lành nên các nàng tiên thường xuống tắm.
2. Thác Liêng Rơwoa (Thác Voi)
Từ Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng tây nam, qua Thác Cam Ly, qua Xã Tà Nung về tới thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà với khoảng cách khoảng 25km là Thác Liêng Rơwoa.
Đây là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m nước đổ trắng xoá và bụi nước bay mù mịt cả một vùng.
Thác nước gắn liền với sự tích về mối tình thủy chung, bi tráng này đã được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn núi đá hoa cương trông thật ngoạn mục, nhất là khi ánh nắng rực rỡ chiếu rọi xuống thác làm bừng lên cầu vồng bảy sắc.
3. Vườn hoa Đà Lạt - Bộ sưu tập các loài hoa
Khi đặt chân lên Đà Lạt, nằm trên cao nguyên Langbian, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên, thác đổ ào ào, suối tuôn róc rách và đặc biệt là các loài hoa. Không nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều hoa như Đà Lạt: từ hoa rừng nhiệt đới tới các loài hoa của Phương Đông, Phương Tây.
Nằm ở cuối hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố 2km. Ngày xưa, đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã được nâng cấp lên thành công viên hoa Thành phố Đà Lạt. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày "bộ sưu tập" về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt với hàng trăm giống hoa khác nhau. Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay như các loại cúc, hồng, đồng tiền, đỗ quyên, trà mi...
4. Thác Prenn
Từ Thành phố Hồ Chí Minh theo đường 20 lên Đà Lạt phải qua đèo Prenn dài 10 km. Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, là một thác nước êm dịu và duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa và đồi thông.
Ngoài ra, thác Prenn còn có một món đặc sản nổi tiếng là món cháo cá lóc. Cá được róc bỏ xương, ăn với mù tạt tạo cho du khách một cảm giác khó quên.
5. Xe lửa phố núi Đà Lạt
Một nhà Ga vốn được đánh giá là đẹp nhất Đông Dương. Cùng với ga Hải Phòng, ga hỏa xa Đà Lạt được xem là cổ kính nhất Việt Nam hiện nay; là nhà ga cao nhất Việt Nam (tọa lạc trên độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa.
6. Khu du lịch: Trần Lê Gia Trang
Khu du lịch văn hóa - nghệ thuật này được khởi công xây dựng từ năm 2006 từ một vùng đồi hoang sơ thành cảnh quan thật tuyệt mỹ. Toàn bộ khu du lịch được kiến tạo trong diện tích khoảng trên 40hécta, với nhiều hạng mục công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa truyền thống, nhiều ý tưởng độc đáo như: suối Thanh Lương và Dân Sinh, thác Bảy tầng, thác Tam Bảo, hồ Định An, nhà Thủy tạ, Vọng Nguyệt lầu, Nghinh Phong cát, cùng nhiều công trình nghệ thuật khác. Từ núi Voi hùng vĩ, những mạch nước ngầm âm thầm hội tụ thành dòng suối Thanh Lương đổ xuống thác Bảy tầng như một nhạc khúc nghìn năm bất tận, làm nao lòng thi nhân mặc khách khi đến vãn cảnh chốn này.
7. Khu du lịch rừng Madagui
Khu du lịch rừng Madagui rộng 588ha, trực thuộc Khách sạn Quê Hương thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), toạ lạc ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 152km, cách Đà Lạt 148km.
Là điểm dừng chân lý tưởng trên tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt, khu du lịch có khí hậu trong lành; cảnh quan thiên nhiên nhiên nên thơ, hùng vĩ với rừng, núi, sông, suối; thảm thực vật, động vật phong phú; hệ thống hang động liên hoàn, thơ mộng, lãng mạn và kỳ bí.
8. LangBian - Vẻ đẹp hoang sơ
Núi Lang Biang nằm về hướng bắc, cách thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Lang Biang là tên gọi phổ biến nhất mà mọi người dùng để chỉ hai ngọn núi hùng vĩ với độ cao 2.167m và 2.064m so với mặt biển.
9. Khu du lịch ĐamB'ri
Khu du lịch thác Damb’ri (Đam Bri) cách thị xã Bảo Lộc 16 km về phía Tây Bắc. Thác nước Damb’ri là có chiều cao 57m, mặt thác rộng gần 30m. Đây là thác nước cao nhất ở Lâm Đồng.
10. Khu du lịch sinh thái Thác Pongour
Trên đường Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh, cách Đà Lạt 40km, đến cây số 260, rẽ phải đi tiếp 6km sẽ đến Khu du lịch sinh thái Pongour (Pông Gua). Khu du lịch sinh thái thác Pongour, rộng 162ha, nằm trên dòng sông Đa Nhim thuộc hai xã Tân Thành và Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Thác Pongour rộng khoảng 120m, cao 30m, là thác nước hùng vĩ nhất ở Lâm Đồng. Vào mùa mưa, khối nước khổng lồ tuôn từ tầng này xuống tầng khác, tạo ra những tiếng vang rất xa, màn sương khói huyền ảo, rồi chảy vào một hồ nước.
Ngoài thác Pongour, trong Khu du lịch sinh thái thác Pongour còn có bảo tháp, nhà Bảo Đại, bến thuyền, làng nghề dệt may thổ cẩm, thảm én,…
11. Thiền viện Trúc Lâm
Ngôi chùa nằm im lìm trên một sườn đồi thoai thoải, bên dưới là hồ nước trong xanh mênh mông, xung quanh là những tán thông già ngày đêm reo vi vu, đồi núi chập chùng… Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) đã làm đắm lòng không ít du khách. Tọa lạc trên đồi Phụng Hoàng, thiền viện Trúc Lâm được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng thông xanh trải dài trên những sườn đồi thoai thoải, bên dưới phía trước là hồ Tuyền Lâm trong xanh cách thành phố Đà Lạt chừng 7km.
12. Thác Bobla
Thác Bobla (Bô Bla, Bồ Bla) thuộc xã Liên Đầm, huyện Di Linh nên còn gọi là thác Liên Đầm. Khu du lịch thác Bobla cách thị trấn Di Linh khoảng 6km, ngay sát quốc lộ 20.
13. Thung lũng Tình Yêu
Thung lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện (xây năm 1972) quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành một hồ nước (hồ Đa Thiện) trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d'Amour (Thung lũng tình yêu) sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình đến năm 1953 lấy tên lại là Thung lũng Tình yêu.
Ẩm thực
Những món ngon ở Đà Lạt
Nem nướng bà Hùng, bánh tráng nướng, dâu tây kem... là những món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến thăm thành phố ngàn hoa.
1. Nem nướng
Không giống món nem chua rán của người Hà Nội, nem nướng ở Đà Lạt đa dạng với nhiều thành phần như nem, bánh tráng, rau, đồ chua, nước chấm...
Thành phần chính của món ăn là nem, được làm từ thịt heo tươi, vừa mới mổ xong. Thịt heo được rửa sạch, xay nhuyễn rồi nêm gia vị vừa ăn, vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng. Nem nướng Đà Lạt được ăn như món gỏi cuốn của người Sài Gòn, dùng một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát, khế, đồ chua, lát nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn tròn lại chấm vào nước chấm và thưởng thức.
2. Bánh tráng nướng
Đây là món ăn chơi nổi tiếng, được bán nhiều trên các con phố ở Đà Lạt. Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo. Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt.
Người bán thường cho vào một ít tương ớt để chiếc bánh được thơm ngon hơn. Trong những buổi tối trời hơi se lạnh, vừa đi dạo phố cùng bạn bè, vừa nhâm nhi chiếc bánh tráng nướng thơm mùi hành phi, vị cay nồng của ớt thì còn gì tuyệt hơn.
3. Dâu tây kem
Đây là một món ăn rất độc đáo của thành phố ngàn hoa này. Chỉ đơn giản với dâu tây, kem cùng ít si rô dâu, đậu phộng... nhưng hương vị thơm ngon, lạ miệng của món ăn đủ làm hài lòng những du khách khi ghé đến ăn ở đây.
4. Bánh căn
Trong cái khí trời lành lạnh của Đà Lạt, được ngồi bên bếp lửa ấm nồng và thưởng thức những chiếc bánh căn nóng hổi thì không còn gì hạnh phúc bằng. Những chiếc bánh có màu vàng hấp dẫn với rất nhiều loại nhân như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm... mỗi loại nhân mang đến cho người ăn cảm giác ngon miệng khác nhau.
Nước chấm có màu đỏ tươi, được pha hơi sánh và có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng. Ăn kèm là các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh thái thành sợi nhỏ.
5. Bánh ướt lòng gà
Không ăn với chả, nem như món bánh ướt truyền thống của người miền Trung, món bánh ướt ở Đà Lạt được ăn kèm với thịt gà, lòng gà rất ngon và lạ miệng. Nếu có dịp đến thăm thành phố ngàn hoa, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn ngon miệng này.
Ngoài những món ăn kể trên, ở đây còn nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như bánh canh Xuân An trên đường Nhà Chung, bánh bèo Phan Đình Phùng, bún bò Ánh Sáng cạnh bờ hồ Xuân Hương.... Nếu đi chợ đêm Đà Lạt, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn chơi như bắp nướng, khoai lang nướng và uống sữa đậu nành nóng trong cái tiết trời lành lạnh của thành phố ngàn hoa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét