Buôn Ma Thuột
Lịch sử hình thành
Buôn Ma Thuột (hay Bản Mê Thuột theo cách gọi của cộng đồng Ê đê và Lào tại Buôn Đôn nghĩa là làng của Mẹ Thuột, tiếng Ê Đê: Ƀuôn Ama Thuôt) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là 1 trong số 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản với các Buôn: Buôn Ako Tam, Buôn Kmrong Prong, Buôn Păn Lăm, Buôn Ako sier, Buôn Ale, Buôn Cư dlue...xuôi theo dòng Êa Tam đổ ra sông mẹ Krông Ana (Sêrê pôk).
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Các điểm tham quan
Ngã sáu Ban Mê
Hay còn gọi là Ngã sáu Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Nơi đây, cuối 11-1945 đã có hơn 100 người dân làng Lạc Giao bị giặc Pháp giết hại khi chúng tấn công vào Buôn Ma Thuột lần thứ hai. Đây cũng là nơi liệt sĩ Trần Thệ đã hi sinh anh dũng để bảo vệ buôn làng. Ngày nay, Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.
Chùa Khải Đoan
Còn gọi Sắc tứ Khải Đoan tự nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, là ngôi chùa lớn nhất thành phố. Chùa do Đoan Huy hoàng thái hậu, mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương Hoàng Hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến. Chùa được xây dựng bởi những bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế. Đến đây, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng một công trình có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn kiến trúc địa phương.
Đình Lạc Giao
Đình nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là đình làng của người Việt (Kinh) được ra đời đầu tiên vào năm 1928 để thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Hoàng bản thổ, thờ cụ Phan Hộ vị tiền hiền, người có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao.
Nhà đày Buôn Ma Thuột
Nhà đày Buôn Ma Thuột toạ lạc tại số 18, đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột. Công trình được Pháp xây dựng trong những năm 1930-1931, và là một địa chỉ đỏ trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống của cha ông. Nhà đày Buôn Ma Thuột được nhiều người biết đến bởi phong trào đấu tranh anh dũng của các thế hệ tù nhân chính trị nơi đây. Nhà đày là nơi giam giữ nhiều chiến sỹ yêu nước, là môi trường rèn luyện cho nhiều thế hệ cách mạng, cũng là một trong những nơi ươm mầm cho hạt giống cách mạng ở Đăk Lăk.
Khu Biệt Điện Bảo Đại
Là một di tích lịch sử nằm tại số 4 đường Nguyễn Du thành phố Buôn Ma Thuột. Trước đây, công trình vốn là Tòa nhà Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, hiện nay được chuyển đổi thành khu Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại vào năm 1940 với kiến trúc mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét.
Tòa giám mục tại Đắk Lắk
Đây là công trình kiến trúc cổ có quy mô to lớn, nằm trên đường Phan Chu Trinh thành phố Buôn Ma Thuột. Công trình được xây dựng hầu hết bằng chất liệu gỗ, lợp ngói vảy cá. Tòa nhà có kiến trúc đẹp và mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người Ê Đê bản địa. Công trình nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, được thiết kế và xây dựng bởi các nghệ nhân Công giáo Ê đê xưa. Hiện tại, đây là một trong những điểm tham quan thú vị khi đến với Thành phố Buôn Ma Thuột, nhất là đối với những người theo tín ngưỡng Công Giáo.
Tham quan du ngoạn
Lễ hội Cà phê
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột. Đây cũng là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi.
Buôn AKô Đhông
Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột. AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây, nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời, được quy hoạch đẹp mắt và giữ được nhiều giá trị truyền thống , dấu ấn đậm nét Malayo ( Nam Đảo) thể hiện qua các kiến trúc nhà dài xếp dọc hai bên trục lộ , nhìn từ xa dáng dấp của những con thuyền với các mái nhà như con sóng biển, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Buôn nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.
Tham quan mua sắm
Nhẫn lông đuôi voi: với ý nghĩa mang lại may mắn tình duyên, ngừa bệnh tật mang lại sức khỏe, xua đuổi tà ma, tránh được thú dữ nên nhẫn lông đuôi voi được du khách lùng mua mỗi khi đến Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên khách du lịch phải cẩn thận để tránh mua phải hàng giả.
Nai khô, bò khô: thịt bò, thịt nai được ướp tẩm gia vị. Khi ăn thịt mềm, có vị cay, ngọt, thơm. Có thể vắt thêm chanh để có vị chua chua. Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi sản xuất thịt bò, thịt nai khô bằng thịt lợn nên du khách cần xem xét kỹ tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Cà phê: Loại đặc sản không thể thiếu mang về làm quà khi du lịch tại Buôn Ma Thuột.
Khách hàng có thể mua tại các cửa hàng cà phê trên đường Hoàng Diệu, Nguyễn Bỉnh Khiêm… của thành phố Buôn Ma Thuột.
Rượu cần có ở khắp nơi nhưng ngon nhất phải kể đến rượu cần Buôn Mê Thuột với hương vị thơm ngon, ngọt nồng đặc sắc.
Ẩm thực
Đặc sản Đăk Lăk
Nhắc đến Đăk Lăk, người ta nghĩ ngay đến 4 món đặc sản gồm mật ong rừng, rượu Amakông, rượu cần Y Miên và cà phê.
Ngoài ra, nơi đây cũng sở hữu hàng loạt các món ngon khác như cơm Lam, cá suối, rau rừng, thịt rừng, chanh dây, ớt sim, bắp bò khô, nai tẩm, hạt điều sống, hạt điều rang muối, nem chua tiêu ớt tỏi (0,5kg/cái). Vào mùa hè thì có các loại trái cây như sầu riêng, bơ sáp, mít…
Bên cạnh đó, các món ăn ba miền tại các nhà hàng, quán ăn của Đăk Lăk luôn được du khách đánh giá cao.
Buôn Ma Thuột (hay Bản Mê Thuột theo cách gọi của cộng đồng Ê đê và Lào tại Buôn Đôn nghĩa là làng của Mẹ Thuột, tiếng Ê Đê: Ƀuôn Ama Thuôt) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là 1 trong số 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản với các Buôn: Buôn Ako Tam, Buôn Kmrong Prong, Buôn Păn Lăm, Buôn Ako sier, Buôn Ale, Buôn Cư dlue...xuôi theo dòng Êa Tam đổ ra sông mẹ Krông Ana (Sêrê pôk).
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Các điểm tham quan
Ngã sáu Ban Mê
Hay còn gọi là Ngã sáu Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Nơi đây, cuối 11-1945 đã có hơn 100 người dân làng Lạc Giao bị giặc Pháp giết hại khi chúng tấn công vào Buôn Ma Thuột lần thứ hai. Đây cũng là nơi liệt sĩ Trần Thệ đã hi sinh anh dũng để bảo vệ buôn làng. Ngày nay, Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.
Chùa Khải Đoan
Còn gọi Sắc tứ Khải Đoan tự nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, là ngôi chùa lớn nhất thành phố. Chùa do Đoan Huy hoàng thái hậu, mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương Hoàng Hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến. Chùa được xây dựng bởi những bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế. Đến đây, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng một công trình có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn kiến trúc địa phương.
Đình Lạc Giao
Đình nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là đình làng của người Việt (Kinh) được ra đời đầu tiên vào năm 1928 để thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Hoàng bản thổ, thờ cụ Phan Hộ vị tiền hiền, người có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao.
Nhà đày Buôn Ma Thuột
Nhà đày Buôn Ma Thuột toạ lạc tại số 18, đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột. Công trình được Pháp xây dựng trong những năm 1930-1931, và là một địa chỉ đỏ trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống của cha ông. Nhà đày Buôn Ma Thuột được nhiều người biết đến bởi phong trào đấu tranh anh dũng của các thế hệ tù nhân chính trị nơi đây. Nhà đày là nơi giam giữ nhiều chiến sỹ yêu nước, là môi trường rèn luyện cho nhiều thế hệ cách mạng, cũng là một trong những nơi ươm mầm cho hạt giống cách mạng ở Đăk Lăk.
Khu Biệt Điện Bảo Đại
Là một di tích lịch sử nằm tại số 4 đường Nguyễn Du thành phố Buôn Ma Thuột. Trước đây, công trình vốn là Tòa nhà Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, hiện nay được chuyển đổi thành khu Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại vào năm 1940 với kiến trúc mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét.
Tòa giám mục tại Đắk Lắk
Đây là công trình kiến trúc cổ có quy mô to lớn, nằm trên đường Phan Chu Trinh thành phố Buôn Ma Thuột. Công trình được xây dựng hầu hết bằng chất liệu gỗ, lợp ngói vảy cá. Tòa nhà có kiến trúc đẹp và mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người Ê Đê bản địa. Công trình nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, được thiết kế và xây dựng bởi các nghệ nhân Công giáo Ê đê xưa. Hiện tại, đây là một trong những điểm tham quan thú vị khi đến với Thành phố Buôn Ma Thuột, nhất là đối với những người theo tín ngưỡng Công Giáo.
Tham quan du ngoạn
Lễ hội Cà phê
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột. Đây cũng là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi.
Buôn AKô Đhông
Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột. AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây, nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời, được quy hoạch đẹp mắt và giữ được nhiều giá trị truyền thống , dấu ấn đậm nét Malayo ( Nam Đảo) thể hiện qua các kiến trúc nhà dài xếp dọc hai bên trục lộ , nhìn từ xa dáng dấp của những con thuyền với các mái nhà như con sóng biển, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Buôn nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.
Tham quan mua sắm
Nhẫn lông đuôi voi: với ý nghĩa mang lại may mắn tình duyên, ngừa bệnh tật mang lại sức khỏe, xua đuổi tà ma, tránh được thú dữ nên nhẫn lông đuôi voi được du khách lùng mua mỗi khi đến Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên khách du lịch phải cẩn thận để tránh mua phải hàng giả.
Nai khô, bò khô: thịt bò, thịt nai được ướp tẩm gia vị. Khi ăn thịt mềm, có vị cay, ngọt, thơm. Có thể vắt thêm chanh để có vị chua chua. Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi sản xuất thịt bò, thịt nai khô bằng thịt lợn nên du khách cần xem xét kỹ tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Cà phê: Loại đặc sản không thể thiếu mang về làm quà khi du lịch tại Buôn Ma Thuột.
Khách hàng có thể mua tại các cửa hàng cà phê trên đường Hoàng Diệu, Nguyễn Bỉnh Khiêm… của thành phố Buôn Ma Thuột.
Rượu cần có ở khắp nơi nhưng ngon nhất phải kể đến rượu cần Buôn Mê Thuột với hương vị thơm ngon, ngọt nồng đặc sắc.
Ẩm thực
Đặc sản Đăk Lăk
Nhắc đến Đăk Lăk, người ta nghĩ ngay đến 4 món đặc sản gồm mật ong rừng, rượu Amakông, rượu cần Y Miên và cà phê.
Ngoài ra, nơi đây cũng sở hữu hàng loạt các món ngon khác như cơm Lam, cá suối, rau rừng, thịt rừng, chanh dây, ớt sim, bắp bò khô, nai tẩm, hạt điều sống, hạt điều rang muối, nem chua tiêu ớt tỏi (0,5kg/cái). Vào mùa hè thì có các loại trái cây như sầu riêng, bơ sáp, mít…
Bên cạnh đó, các món ăn ba miền tại các nhà hàng, quán ăn của Đăk Lăk luôn được du khách đánh giá cao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét